Thứ Hai | 25 | 06 | 2018 | (GMT+7)

Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2,5 năm

Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2,5 năm

 

Thực hiện Kế hoạch số 17/KH-BQLKKT ngày 30/10/2015 của Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 05 năm giai đoạn 2016-2020. Trong giai đoạn 2016-2018, Lãnh đạo BQL đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch đã đề ra và đạt được những kết quả như sau:

Về thu hút đầu tư và xúc tiến đầu tư:

- Thu hút đầu tư vào các KCN có những tín hiệu lạc quan, thu hút được những dự án có vốn đầu tư trung bình và lớn, các dự án triển khai nhanh tại KCN Phước Đông và Thành Thành Công. Môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh tại các KCN, KKT tỉnh Tây Ninh tiếp tục được các nhà đầu tư đánh giá cao bởi việc thực hiện nhiều biện pháp theo hướng giảm thiểu thủ tục hành chính, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư đã được cấp phép nhanh chóng đi vào hoạt động sản xuất hiệu quả. Từ năm 2016 đến 06 tháng đầu năm 2018 (giai đoạn 2,5 năm), thu hút được 2.220,15 triệu USD, đạt 82,23% so với giai đoạn 2011-2015 (giai đoạn 2011-2015 thu hút 2.700 triệu USD), đạt 79,29% so kế hoạch; tổng diện tích đất cho thuê đạt 687,76 ha, vượt 24,5% so kế hoạch. Quy mô dự án giai đoạn 2016-2018, bình quân 18,89 triệu USD/dự án; có 02 dự án quy mô trên 100 triệu USD đã và đang triển khai trong giai đoạn 2016-2020.

- Xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư vào KCN, KKT có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với điều kiện của địa phương. Thông qua hoạt động của Trung tâm xúc tiến đầu tư tạo cơ hội đầu tư, tư vấn chính sách, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ nhà đầu tư và quảng bá hình ảnh của địa phương. Vai trò của lãnh đạo tỉnh rất quan trọng trong việc quảng bá xây dựng hình ảnh của địa phương thông qua các hoạt động đối thoại, tiếp khách đầu tư, khách ngoại giao, lãnh sự; việc quan tâm chỉ đạo giải quyết tốt các vướng mắc của doanh nghiệp và cung cấp dịch vụ hành chính hiệu quả, minh bạch, ít tốn kém cho doanh nghiệp sẽ tạo ra một niềm tin có ý nghĩa trong quyết định của nhà đầu tư khi đến với Tây Ninh.

- Trong giai đoạn 2016-2018, BQL đã tham mưu UBND tỉnh tổ chức xúc tiến đầu tư ở Đài Loan, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, ... thể hiện sự chủ động của tỉnh trong xúc tiến đầu tư. Thu hút 71 dự án đầu tư vào các KCN, KKT

Về triển khai hạ tầng kỹ thuật xã hội trong KCN, KKT:

- Hạ tầng các KCN:

+ KCN Trảng Bàng, KCX&CN Linh Trung III đã đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng giao thông, cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, cấp điện và thông tin liên lạc theo đúng quy hoạch được duyệt, đáp ứng tốt cho nhu cầu hoạt động của DN và kiểm soát môi trường ổn định. Với quy mô khoảng 400ha, các chủ đầu tư đã đầu tư hơn 700 tỷ đồng phát triển cơ sở hạ tầng, hiện công suất cấp nước công suất 22.000 m3/ngày đêm, 2 trạm xử lý nước thải tổng công suất 17.500 m3/ngày đêm.

+ KCN Thành Thành Công đã hoàn thiện một số hạ tầng thiết yếu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đã thu hút đầu tư; nhà máy cấp nước công suất 10.000 m3/ngày đêm; Trạm xử lý nước thải tập trung quy mô 16.000 m3/ngày đêm.

+ KCN Phước Đông: xây dựng hạ tầng kỹ thuật đường giao thông, hệ thống thoát nước mưa, nước thải, cấp điện, cấp nước theo các trục đường giao thông; nhà máy cấp nước 10.000 m3/ngày đêm; Nhà máy xử lý nước thải 9.900 m3/ngày đêm.

+ KCN Chà Là: đã đầu tư hoàn chỉnh đường số 2, 3,4 KCN; hệ thống chiếu sáng toàn khu; đường điện trung thế; hệ thống thoát nước mưa; hệ thống thu gom nước thải; nhà máy cấp nước giai đoạn 1 công suất 3.000 m3/ngày đêm; nhà máy xử lý nước thải giai đoạn 1 công suất 2.500 m3/ngày đêm; tường rào xung quanh KCN; nhà xe.

- Hạ tầng KKTCK: Dự án GMS tại KKTCK Mộc Bài đã tiến hành giám sát các công trình đang thi công gói thầu giám sát thiết bị (CS-24); tiểu dự án giao thông Đô thị Mộc Bài (tổng khối lượng đã thực hiện đạt 34%); tiểu dự án cấp nước đô thị Mộc Bài CW-7 (tổng khối lượng đã thực hiện đạt 55%); gói thầu tái chế rác thải Đô thị Mộc Bài CW-10 (tổng khối lượng đã thực hiện đạt 93%); tiểu dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải (tổng khối lượng đã thực hiện đạt 35%).

Công tác phối hợp quản lý nhà nước và chấp hành pháp luật của doanh nghiệp:

- Công tác quản lý Nhà nước đối với KCN, KKT ngày càng được củng cố và tăng cường. Việc phối hợp giữa BQL và các ngành, địa phương theo Quy chế phối hợp ngày càng chặt chẽ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với KCN, KKT.

- Sự phối hợp trong công tác tuyên truyền pháp luật được quan tâm thường xuyên, BQL cùng ngành Tài nguyên môi trường, lao động thường xuyên tập huấn các quy định pháp luật được sửa đổi bổ sung; tập huấn phòng chống dịch bệnh, phòng cháy chữa cháy, an toàn vệ sinh thực phẩm, ... giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp có đầy đủ thông tin có hướng kịp thời khắc phục thiếu sót. BQL còn có sự phối hợp thường xuyên với công đoàn KCN tuyên truyền vận động thành lập công đoàn cơ sở, phát triển đoàn viên công đoàn ở các doanh nghiệp mới vào hoạt động.

- Công tác phối hợp với các cơ quan chuyên môn và địa phương huyện còn được thực hiện trong khâu kiểm tra, thanh tra. Định kỳ hàng năm phối hợp kiểm tra thực thi luật lao động ở KCN, thanh tra lao động các doanh nghiệp có biểu hiện sai phạm; mỗi năm đều có phối hợp với PCCC kiểm tra 100% doanh nghiệp hoạt động về phòng cháy chữa cháy; phối hợp với Sở Tài nguyên, phòng tài nguyên kiểm tra nghiệm thu ĐTM, cam kết bảo vệ môi trường và thực hiện phối hợp thanh tra các doanh nghiệp có nguồn gây ô nhiễm cao theo kế hoạch hàng năm. Phối hợp Sở Công thương kiểm tra sử dụng hóa chất định kỳ hàng năm, ... Việc kiểm tra tra có lên kế hoạch và phối hợp thường xuyên nên hạn chế gây phiền hà cho doanh nghiệp.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và đóng góp của KCN, KKT cho địa phương:

- Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tại các KCN, KKT tiếp tục tăng trưởng góp phần tăng mạnh giá trị sản xuất công nghiệp và kim ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh.

- Đóng góp của các KCN cho địa phương:

+ Các KCN, KKT trên địa bàn tỉnh đóng vai trò chủ đạo trong việc thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, lũy kế đến nay đã thu hút được 5.012,53 triệu USD và 17.868,33 tỷ đồng; góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP.

+ Thúc đẩy ngành dịch vụ và thương mại phát triển và đa dạng hóa các dịch vụ; kim ngạch xuất khẩu đạt: 6.988,65 triệu USD, đạt 93,18% so kế hoạch; Kim ngạch nhập khẩu đạt: 4.104,19 triệu USD, đạt 74,44% so kế hoạch.

          + Thu hút một lượng lớn lao động trong và ngoài tỉnh, từ khu vực nông nghiệp chuyển sang. Hình thành tầng lớp công nhân công nghiệp lành nghề thông qua đào tạo trên dây chuyền và môi trường xí nghiệp, tạo động lực cho phát triển bền vững. Số lao động đang làm việc tại các KCN, KKT là 110.013 lao động, trong đó lao động nước ngoài là 2.330 người.

          + Tạo nguồn thu cho ngân sách địa phương, các doanh nghiệp KCN, KKT nộp NSNN đạt: 1.580,97 tỷ đồng, đạt 65,87% so kế hoạch.



Các tin khác:

Đăng nhập

Tên đăng nhập:
Mật khẩu:

Đổi mật khẩu

Mật khẩu cũ:
Mật khẩu mới:
Nhập lại mật khẩu mới: