Thứ Hai | 03 | 06 | 2013 | (GMT+7)

Tổng quan về Tây Ninh

 

A. TỔNG QUAN TỈNH TÂY NINH

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

Tây Ninh có diện tích tự nhiên 4.032,61km2, dân số khoảng 1.100.000  người, có 9 đơn vị hành chính bao gồm: thành phố Tây Ninh và 8 huyện, cách TP.Hồ Chí Minh 99km về phía Tây Bắc theo Quốc lộ 22.

Tây Ninh nằm trong vùng Đông Nam bộ và Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam; phía Tây và Bắc giáp Vương quốc Campuchia với đường biên giới dài 240km có 2 cửa khẩu Quốc tế (Mộc Bài, Xa Mát), 4 cửa khẩu chính (Phước Tân, Chàng Riệc, Tống Lê Chân, Kà Tum), 10 cửa khẩu phụ; phía Đông giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước, phía Nam giáp TP.Hồ Chí Minh và Long An. Cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài cách TP.Hồ Chí Minh70 km và thủ đô PhnômPênh-Campuchia 170km. Tây Ninh có một vị trí địa kinh tế có nhiều tiềm năng trong việc kết nối các nguồn lực kinh tế xuyên á, đặc biệt là hành lang kinh tế phía nam tiểu vùng sông mê kông mở rộng đang được thúc đẩy nhanh trong quá trình hội nhập sâu rộng trong khu vực ĐNA.

 

Địa hình Tây Ninh tương đối bằng phẳng, địa chất công trình, tính cơ lý của đất tốt, khi xây dựng nền móng ít tốn kém, rất thuận lợi phát triển nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch và kết cấu hạ tầng.

 

Khí hậu Tây Ninh tương đối ôn hòa, ít chịu ảnh hưởng của bão lũ và những yếu tố bất lợi khác, thuận lợi cho phát triển kinh tế.

 

II. HẠ TẦNG KINH TẾ

1.  Mạng lưới giao thông

Đường bộ: Đường Xuyên Á đi qua tỉnh Tây Ninh dài 28km, nối TP.Hồ Chí Minh với Campuchia qua cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài.

Hệ thống đường bộ của tỉnh Tây Ninh gồm có 2 tuyến quốc lộ (QL.22 và QL.22B)
, 40 tuyến đường tỉnh và các hệ thống đường giao thông nông thôn với tổng chiều dài 4.875,6km, về cơ bản đã hình thành các trục giao thông chính kết nối từ trung trung tỉnh đến các huyện và các tỉnh thành lân cận:

-Trục Bắc- Nam: Kết nối khu vực TP.HCM-Tây Ninh-Campuchia qua cửa khẩu Xa Mát, cửa khẩu Chàng Riệc; kết nối Tây Ninh-Long An

-Trục Đông – Tây: Kết nối Tây Ninh-Campuchia qua cửa khẩu Phước Tân; Kết nối Bình Phước –Tây Ninh.

Đường thủy: Mạng lưới giao thông đường thủy gồm 2 tuyến chính: tuyến sông Sài Gòn và tuyến sông Vàm Cỏ Đông.  Tỉnh quy hoạch 18 vị trí cảng, bến (8 cảng, bến tổng hợp; 3 cảng, bến xăng dầu; 7 cảng, bến vật liệu xây dựng) với tổng công suất thiết kế của hệ thống cảng, bến đường thủy là 17,4 triệu tấn/năm.

Khoảng cách từ khu vực trung tâm tỉnh đến một số cảng biển:

  • Cảng Cát Lái (TP.HCM):  Khoảng 110 km

  • Cảng Hiệp Phước (TP.HCM): Khoảng 120 km

2.  Cung cấp điện, nước

a. Hệ thống điện

- Hiện nay, lưới phân phối điện trung thế đã kéo đến 95/95 xã, phường, thị trấn, đạt tỷ lệ 100%. Phụ tải trên địa bàn tỉnh được cấp qua 09 trạm biến áp 110kV với tổng công suất là 571MVA và 02 trạm biến áp 220kV với tổng công suất là 750MVA. Với hệ thống lưới điện như hiện nay đảm bảo cung cấp đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt, nhất là các khu - cụm công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

 

- Tại các KCN Trảng Bàng, Phước Đông , Chà Là và Thành Thành Công đều có quy hoạch/ đầu tư trạm điện 100KV  riêng, đảm bảo đồng bộ với  nhu cầu phát triển  của các KCN.

b. Hệ thống thủy lợi: Hồ Dầu Tiếng, công trình thủy lợi lớn nhất cả nước (diện tích mặt nước 27.000ha, dung tích 1,5 tỷ m3 nước) có khả năng tưới tiêu cho 185.700ha đất nông nghiệp. Nguồn nước hồ Dầu Tiếng còn đáp ứng nhu cầu sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và nước sinh hoạt của Tây Ninh, TP.Hồ Chí Minh và Long An.

c. Hệ thống cấp nước: Hệ thống cấp nước sinh hoạt và sản xuất công nghiệp hiện có tổng công suất thiết kế khoảng 12.000m3/ngày đêm. Các khu công nghiệp trong tỉnh Tây Ninh hiện có 5 nhà máy cung cấp nước sạch với tổng công suất khoảng 37.100 m3/ngày đêm.

B.MỘT SỐ NÉT NỔI BẬT CỦA NỀN KINH TẾ

 

Kết quả phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Tây Ninh 2015

GRDP

46.844 Tỷ VND

Mức tăng GRDP

11.1%

GRDP bình quân đầu người

2.189 USD

Giá trị sản xuất công nghiệp

50.515 Tỷ VND

Kim ngạch xuất khẩu

2.730 Triệu USD

          Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh 2015 (tính theo giá so sánh 2010)

 

 

  1. THẾ MẠNH VỀ NÔNG NGHIỆP

-Điều kiện tự nhiên thuận lợi phát triển cây công nghiệp : Cây mía, mì, cao su, đậu.., hình thành vùng chuyên canh gắn liền với việc xây dựng các nhà máy chế biến nông sản tại chỗ.

2015

Diện tích (ha)

Sản lượng/năm (Tấn)

Một trong những tỉnh sản xuất mía đường lớn nhất nước

14.245

1.046.003

Dẫn đầu trong sản xuất và xuất khẩu tinh bột sắn

57.608

1.868.305

Vị trí quan trọng trong sản xuất , chế biến cao su

100.818

182.877

Vị trí quan trọng trong sản xuất và xuất khẩu hạt điều

1.045

2.011

 

 

Sản xuất - chế biến Khoai Mì (Sắn)

-Số nhà máy:74

-Sản lượng: 1.246.516 Tấn/năm

Sản xuất - chế biến Mía đường

-Số nhà máy:3

-Sản lượng: 227.186 tấn/năm

Sản xuất - chế biết Hạt điều

-Số nhà máy:30

-Sản lượng: 18.185 tấn/năm

Sản xuất - chế biến Cao su

-Số nhà máy:27

-Sản lượng: 158.799 tấn/năm

 

  1. NHỮNG NÉT ĐỘC ĐÁO VỀ  DU LỊCH

Một số địa điểm du lịch nổi tiếng tại Tây Ninh như:

  • Núi Bà Đen: Ngọn núi cao nhất Nam Bộ (996m), là điểm đến hành hương tham quan của trên 2 triệu du khách mỗi năm.

 

  • Tòa Thánh Cao Đài: Là trung tâm đạo Cao Đài, một tôn giáo ra đời tại Tây Ninh từ năm 1926. Với kiến trức độc đáo của Tòa Thánh, những lễ hội lớn vào tháng giêng, tháng tám, thu hút hàng triệu lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan mỗi nặm.

 

 

  • Vườn Quốc gia Lò Gò-Xa Mát cách Thành phố Tây Ninh 40km, diện tích 18.765 ha có giá trị cao đa dạng sinh học, có nhiều loại động thực vật được ghi trong sách đỏ Việt Nam.

 

 

  • Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam ở về phía Bắc tỉnh Tây Ninh, sát biên giới Việt Nam - Campuchia, cách thị xã Tây Ninh khoảng 60km. Di tích hiện nay không chỉ có giá trị đặc biệt đối với truyền thống lịch sử và còn là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.

 

  1. CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐÓNG GÓP QUAN TRỌNG TRONG THU HÚT ĐẦU TƯ, ĐẶC BIỆT LÀ FDI

Hiện trên địa bàn tỉnh đã có 5 KCN đang hoạt động (KCN Trảng Bàng, KCX&CN Linh Trung, KCN Thành Thành Công, KCN Phước Đông, KCN Chà Là) với diện tích có thể cho thuê là 1.543 ha. Diện tích đất đất có sẵn có thề cho thuê khoảng 700 ha, có thể tiếp nhận các dự án có quy mô lên đến 30-50 ha.

 

 

 

Tình hình hoạt động các khu công nghiệp năm 2015

D. THU HÚT ĐẦU TƯ FDI TẠI TÂY NINH

Đến cuối năm 2015, có 234 dự án FDI trên toàn tỉnh với tổng vốn đăng ký khoảng 3,5 tỷ USD, trong đó có 187 dự án đang hoạt động.

Đối với các KCN & KCX  trong tỉnh, hiện có 173 dự án FDI, với tổng vốn đầu tư khoảng 3,1 tỷ USD, trong đó có 134 dự án đang hoạt động.

 

E. THÔNG TIN CÁC NHÀ  ĐẦU TƯ QUAN TÂM

 

1. Đất đai  & các tiện ích

Loại chi phí  ( trong KCN)

Đơn giá ( chưa bao gồm VAT)

Giá thuê đất

40-45 USD/m2/45 năm

Giá nước sạch

0,32-0,42 USD/m3

Phí xử lý nước thải

0,2-0,36 USD/m3

Phí duy tu hạng tầng

0,4-0,6USD/m2/ năm

Giá điện (Tính theo giá điện EVN Việt Nam)

-Giờ bình thường: 0,07 USD/KWH[1]

-Giờ thấp điểm:0,05 USD/KWH[2]

-Giờ cao điểm:0,12 USD/KWH[3]

 

2. Lao động

 

Thông tin

Số liệu

Dân số trên toàn tỉnh

1.100.000 người

Số dân trong độ tuổi lao động

631.000 người

-Mức lương tối thiểu  ( đối với lao động không có tay nghề)

-Mức lương trung bình

120 USD-140 USD/ tháng ( tùy thuộc vào khu vực)

 

200 USD-250 USD

Bảo hiểm (phần người lao động)

- Bảo hiểm xã hội (8%)

- Bảo hiểm y tế (1,5%)

- Bảo hiểm thất nghiệp (1%)

Tổng cộng: 10.5% trên mức lương cơ bản và phụ cấp

Bảo hiểm(Phần người sử dụng lao động)

- Bảo hiểm xã hội (18%)

- Bảo hiểm y tế (3%)

- Bảo hiểm thất nghiệp (1%)

Tổng cộng : 22% trên mức lương cơ bản và phụ cấp

 

E. MỘT SỐ THẾ MẠNH KHÁC

  1. Thu hút và sử dụng nguồn nhân lực

Lợi thế lớn nhất về nguồn nhân lực tại Tây Ninh là khả năng kết nối với Tp.HCM, nơi có nguồn lao động chất lượng cao dồi dào nhất cả nước. Thời gian di chuyển từ các KCN trên địa bàn tỉnh đến Tp.HCM hợp lý, tận dụng nguồn nhân lực sẵn có tại TP.HCM.

 

Bên cạnh đó, tỉnh Tây Ninh đang tập trung phát triển và tăng cường đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề, đặc biệt lao động có trình độ cao. Các chính sách thu hút và sử dụng nhân tài đang được quan tâm và đầu tư để khuyến khích các sinh viên ra trường, đội ngũ trí thức đến làm việc tại Tây Ninh.

     Hiện nay, các doanh nghiệp có quy mô lớn trên địa bàn tỉnh đều chủ động tổ chức dạy nghề, bồi dưỡng kỹ năng nghề, chuyển giao công nghệ cho người lao động theo yêu cầu của doanh nghiệp. Lực lượng lao động qua đào tạo nhanh chóng tham gia, bổ sung vào đội ngũ công nhân kỹ thuật, lao động lành nghề tại tỉnh.

  1. Mối liên hệ giữa Cơ quan quản lý - Công ty hạ tầng-Doanh nghiệp

  • Kết nối

Kết nối và xây dựng mối liên hệ thường xuyên giữa cơ quan quản lý, công ty hạ tầng và doanh nghiệp.

  • Quản lý

Thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với công ty hạ tầng và doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Công ty hạ tầng quản lý, giám sát, duy tu bảo dưỡng các công trình kết cấu hạ tầng trong KCN.

  • Hỗ trợ

Cơ quan quản lý và công ty hạ tầng có nhiệm vụ hỗ trợ tối đa và toàn diện đối với các doanh nghiệp,kịp thời tháo gỡ khó khăn, nhằm tạo môi trường đầu tư thuận lợi nhất.

Do thực hiện tốt mối quan tâm và liên hệ chặt chẽ trên, các doanh nghiệp trong KCN đã yên tâm sản xuất và kinh doanh. Sự tăng vốn , mở rộng quy mô, diện tích của các doanh nghiệp đã đầu tư tại các KCN của tỉnh liên tục tăng. Cụ thể,  năm  2014 có 19 doanh nghiệp tăng vốn với tổng số vốn tăng 496.23 triệu USD, năm 2015 có 11 dự án tăng vốn với tổng số vốn tăng 95 triệu USD.

  1. Cải cách hành chính: Quan điểm hành chính công phục vụ

Công tác cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủ tục, tạo điều kiện môi trường thân thiện với doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động theo hướng đem lại lợi ích cho cả chủ doanh nghiệp, người lao động và cộng đồng thông qua tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho cả nền kinh tế. Bao gồm:

  • Môi trường đầu tư công khai, minh bạch, doanh  nghiệp có cơ hội tiếp cận công bằng các thông tin cần cho sản xuất, kinh doanh và các văn bản pháp luật cần thiết;

  • Thời gian doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện các thủ tục hành chính và thanh tra kiểm tra hạn chế nhất;

  • Lãnh đạo tỉnh, chính quyền địa phương năng động, quan tâm;

  • Doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận quỹ đất, hạ tầng hoàn  chỉnh của các KCN.

Những nỗ lực trên của tỉnh đã được công nhận khi năm 2015, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI của tỉnh đã cải thiện 3 bậc so với năm 2014, từ hạng 19 lên hạng 16 trong cả nước.

So sánh chỉ số PCI của Tây Ninh với một số tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ (2015)

F.ƯU ĐÃI THUẾ SUẤT

1. Thuế thu nhập doanh nghiệp

Mức ưu đãi

Thời gian

Thuế suất

Thời điểm ưu đãi

10 năm

17%

Kể từ khi doanh nghiệp có doanh thu

Trong đó

2 năm đầu

Miễn

Kể từ khi doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế

4 năm tiếp theo

Giảm 50%

Sau thời gian hưởng ưu đãi

20%

 

 

 

Đối với các doanh nghiệp đáp ứng một trong các điều kiện sau:

- Dự án có quy mô vốn đầu tư tối thiểu sáu nghìn tỷ đồng, thực hiện giải ngân không quá ba năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư và có tổng doanh thu tối thiểu đạt mười nghìn tỷ đồng/năm, chậm nhất sau ba năm kể từ năm có doanh thu. (luật số 32/2013/QH13)

- Dự án có quy mô vốn đầu tư tối thiểu sáu nghìn tỷ đồng, thực hiện giải ngân không quá ba năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư và sử dụng trên ba nghìn lao động.( luật số 32/2013/QH13)

- Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất sản phẩm các ngành: dệt - may; da - giầy; điện tử - tin học; sản xuất lắp ráp ô tô; cơ khí chế tạo mà các sản phẩm này tính đến ngày 01 tháng 01 năm 2015 trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng phải đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật của Liên minh Châu Âu (EU) hoặc tương đương. (luật số 71/2014/QH13 và quyết định số 1483/QĐ-TTg)

Được hưởng ưu đãi thuế suất như sau:

Mức ưu đãi

Thời gian

Thuế suất

Thời điểm ưu đãi

15 năm

10%

Kể từ khi doanh nghiệp có doanh thu

Trong đó

4 năm đầu

Miễn

Kể từ khi doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế.

9 năm tiếp theo

Giảm 50%

Sau thời gian hưởng ưu đãi

20%

 

 

2.Ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu

- Miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị nhập tạo tài sản cố định. Việc miễn thuế nhập khẩu này được áp dụng cho cả trường hợp mở rộng quy mô dự án, thay thế công nghệ, đổi mới công nghệ.

-Miễn thuế lần đầu đối với hàng hóa là trang thiết bị nhập khẩu theo danh mục quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 87/2010/NĐ-CP

- Hàng hóa nhập khẩu để gia công cho phía nước ngoài được miễn thuế nhập khẩu (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu để gia công cho phía nước ngoài được phép tiêu hủy tại Việt Nam theo quy định của pháp luật sau khi thanh lý, thanh khoản hợp đồng gia công) và khi xuất trả sản phẩm cho phía nước ngoài được miễn thuế xuất khẩu. Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài để gia công cho phía Việt Nam được miễn thuế xuất khẩu, khi nhập khẩu trở lại được miễn thuế nhập khẩu trên phần trị giá của hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài để gia công theo hợp đồng.

(Chi tiết tại Nghị định 87/2010/NĐ-CP)

 


[1] Thứ 2 – thứ 7 :  từ 04 giờ 00 đến 9 giờ 30 ; từ 11 giờ 30 đến 17 giơ 00; từ 20 giờ 00 đến 22 giờ 00

Chủ nhật: từ 04 giờ 00 đến 22 giờ 00

[2] Tất cả các ngày trong tuần từ 22 giờ 00 đến 04 giờ 00 sáng ngày hôm sau

[3] Thứ 2 đến thứ 7: từ 09 giờ 30 đến 11 giờ 30 ; từ 17 giơ 00 đến 22 giờ 00

 

Đăng nhập

Tên đăng nhập:
Mật khẩu:

Đổi mật khẩu

Mật khẩu cũ:
Mật khẩu mới:
Nhập lại mật khẩu mới: