Thứ Năm | 18 | 07 | 2013 | (GMT+7)Quá trình hình thành và phát triển
Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Tây Ninh được thành lập theo Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 11/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở hợp nhất 3 đơn vị gồm Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, Ban Quản Lý Khu kinh tế cửa khẩu Xa Mát và Ban Quản Lý Khu công nghiệp Trảng Bàng.
Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh là cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2022 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế và quy định khác của pháp luật có liên quan; thực hiện thống nhất quản lý, điều hành các hoạt động tại các cửa khẩu chính, cửa khẩu quốc tế trong Khu kinh tế và các cửa khẩu khác được Ủy ban nhân dân tỉnh giao theo quy định tại Chương II của Quyết định số 45/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 7 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế điều hành hoạt động tại các cửa khẩu biên giới đất liền; quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế.
Hiện nay, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh được quy định tại Quyết định số 05/2025/QĐ-UBND ngày 14/01/2025 và Quyết định số 23/2025/QĐ-UBND ngày 28/02/2025 của UBND tỉnh Tây Ninh.
Cơ cấu Ban lãnh đạo gồm 01 Trưởng Ban và 03 Phó Trưởng Ban, bộ máy giúp việc gồm có Văn phòng, Phòng Đầu tư – Lao động, Phòng Xây dựng – Môi trường. Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh hiện có 01 đơn vị trực thuộc là Trung tâm quản lý cửa khẩu Tây Ninh.
Trong quá trình hoạt động, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh luôn tự đổi mới, nâng cao chất lượng phục vụ doanh nghiệp thông qua công tác cải cách hành chính, đặc biệt là việc cải cách các thủ tục hành chánh thuộc thẩm quyền giải quyết, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần vào việc phát triển nền kinh tế của tỉnh Tây Ninh nói riêng và cả nước nói chung.