Thứ Ba | 19 | 06 | 2018 | (GMT+7)Công tác quản lý Nhà nước tại các KCN, KKTCK trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong 06 tháng đầu năm 2018
Lũy kế đến nay tại các KCN, KKTCK trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có 320 dự án đầu tư. Trong đó, 101 dự án trong nước, 219 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký ký đạt 5.012,53 triệu USD và 17.868,33 tỷ đồng. Có 221 dự án đang hoạt động sản xuất kinh doanh.
Vượt lên trên những khó khăn của tình hình thực tế khách quan tác động, 06 tháng đầu năm 2018 các KCN, KKTCK trên địa bàn tỉnh Tây Ninh tiếp tục đạt được những kết quả khởi sắc trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong xúc tiến và thu hút đầu tư. Điểm đáng chú ý là đã thu hút được dự án có quy mô tương đối lớn so với các dự án trước đây (01 dự án trong nước có quy mô 1.431,32 tỷ đồng). Điều này cho thấy môi trường đầu tư của Tỉnh tiếp tục được cải thiện, các nhà đầu tư tin tưởng, yên tâm khi đầu tư tại tỉnh Tây Ninh.
Về tình hình xúc tiến và thu hút đầu tư:
Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh (BQL) đặc biệt quan tâm đến công tác xúc tiến đầu tư, thường xuyên quảng bá hình ảnh của các KCN, KCX, KKTCK đến các nhà đầu tư ở trong và ngoài nước. BQL đã xây dựng trang web của đơn vị nhằm cung cấp thông tin về môi trường đầu tư, thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp; in ấn Brochure, kỷ niệm chương phục vụ công tác xúc tiến đầu tư; tích cực tham dự hội nghị, hội thảo để quảng bá, mời gọi đầu tư. 06 tháng đầu năm 2018, BQL đã tiếp 02 đoàn đến tìm hiểu môi trường đầu tư tại các KCN, KCX, KKTCK.
Trong 06 tháng đầu năm 2018, BQL đã cấp mới 18 dự án đầu tư vào các KCN, KKTCK. Trong đó, 04 dự án trong nước, 14 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 127,2 triệu USD và 1.543,32 tỷ đồng (tương đương 197,36 triệu USD), đạt 30,73% so CK; so CK số dự án thu hút vượt 20%. Điều chỉnh 64 dự án đầu tư, trong đó có 16 dự án tăng vốn với tổng vốn đầu tư tăng thêm 165,57 triệu USD và 1.887,59 tỷ đồng (tương đương 251,37 triệu USD).
Tổng vốn đầu tư thu hút vào các KCN, KKTCK trong 6 tháng đầu năm 2018 đạt 448,73 triệu USD (đăng ký mới 292,77 triệu USD, tăng vốn 3.430,91 triệu USD), đạt 60,78% so CK, đạt 64,1% so KH năm (KH 700 triệu USD). Diện tích đất cho thuê đạt 80,61 ha, trong đó KCN, KCX: 77,09 ha, KKTCK: 3,52 ha; so CK đạt 61,18% so CK, đạt 80,59% so KH.
Về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp KCN:
Song song với thành công trong công tác xúc tiến và thu hút đầu tư, hoạt động SXKD của các doanh nghiệp KCN cũng đạt được những kết quả tốt so với kỳ vọng:
- Kim ngạch xuất khẩu đạt: 1.627 triệu USD, tăng 25,15% so CK, đạt 54,23% so với KH; Kim ngạch nhập khẩu đạt: 1.106 triệu USD, tăng 58% so CK, đạt 61,44% so với KH.
- Doanh thu hoạt động sản xuất đạt: 1.570 triệu USD, tăng 30,83% so CK, đạt 56,07% so với KH.
- Nộp ngân sách đạt 322 tỷ đồng, tăng 21,51% so CK, đạt 32,2% so với KH.
Tình hình quản lý doanh nghiệp:
- Kiểm tra hoàn thành công trình xây dựng tại các doanh nghiệp trong KCN, KKTCK; Rà soát, đền bù, sử dụng đất của các dự án tại KKTCK Mộc Bài.
- Công tác bảo vệ môi trường được thực hiện thường xuyên, liên tục.
Tình hình quản lý lao động:
Tạo việc làm cho 13.934 lao động, tăng 1,3 lần so KH, đạt 85,93% so CK. Lũy kế đến nay, tại các KCN, KKTCK có 110.013 lao động (trong đó có 2.330 lao động nước ngoài).
Căn cứ vào tình hình thực tế, năm 2018 BQL phấn đấu đạt được một số chỉ tiêu chính sau: Thu hút vốn đầu tư: 700 triệu USD; Diện tích đất cho thuê: 100 ha; Tạo việc làm: 6.000 người; Kim ngạch xuất khẩu: 3.000 triệu USD; Kim ngạch nhập khẩu: 1.800 triệu USD; Doanh thu hoạt động sản xuất: 2.800 triệu USD; Nộp ngân sách: 1.000 tỷ đồng; 100 % KCN đi vào hoạt động và có nhà máy xử lý nước thải tập trung được vận hành.
Để hoàn thành toàn diện những chỉ tiêu trên, BQL đã đề ra các nhiệm vụ trọng tâm cần phải thực hiện trong 6 tháng cuối năm 2018, cụ thể như sau:
Một là, tiếp tục tuyên truyền pháp luật cho người sử dụng lao động tại các doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; phối hợp thực hiện kế hoạch thanh tra về tình hình thực thi pháp luật lao động; thực hiện kế hoạch kiểm tra về chuyên đề ATVSLĐ; kiểm tra tình hình thực hiện chính sách pháp luật BHXH, BHYT của các doanh nghiệp trong KCN, KKT; thực hiện kế hoạch triển khai kết luận của HĐND tỉnh về việc thực hiện chế độ chính sách cho các người lao động trong KCN, KKT.
Hai là, tiếp tục theo dõi, giám sát môi trường tại các doanh nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; kiểm tra an toàn hóa chất trong KCN; Đôn đốc các KCN xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố môi trường theo quy định; Tăng cường kiểm tra việc xả thải của các KCN, kiểm soát nước thải dệt nhuộm; Trình UBND tỉnh ban hành kế hoạch kiểm soát nước thải đối với phân khu dệt may Công ty Đầu tư Sài Gòn VRG và Thành Thành Công; Trình UBND tỉnh ban hành Quy chế phối hợp bảo vệ môi trường Khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Ba là, tiếp tục rà soát các dự án chậm triển khai, có biện pháp đôn đốc, hỗ trợ triển khai hoặc thu hồi chủ trương các dự án không có khả năng triển khai; tham mưu UBND tỉnh ban hành chính sách ưu đãi đầu tư của các dự án đầu tư vào địa bàn KCN, KCX, KKTCK; tham mưu UBND tỉnh ban hành Danh mục ngành nghề hạn chế (không khuyến khích) đầu tư vào địa bàn KCN, KCX, KKTCK.
Bốn là, Tăng cường công tác kiểm tra trật tự xây dựng, an toàn lao động trong KCN, KKT nhằm hướng dẫn các Chủ đầu tư thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý theo quy định trước và trong quá trình thi công xây dựng công trình; Trình UBND tỉnh ban hành Quy định thu hồi đất đối với trường hợp bên thuê đất, thuê lại đất trong khu công nghiệp, KKTCK không đưa đất vào sử dụng, chậm đưa đất vào sử dụng; Quy trình phối hợp luân chuyển hồ sơ, xác định và thu nộp nghĩa vụ tài chính về đất đai của người sử dụng đất trong khu kinh tế trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Năm là, Tăng cường công tác tiếp thị quảng bá hình ảnh của Tây Ninh cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước tiếp cận được đầy đủ thông tin về chính sách ưu đãi tại các KCN, KCX, KKTCK của tỉnh; tăng cường công tác phối hợp với các Công ty hạ tầng giới thiệu về môi trường đầu tư cho các nhà đầu tư; Phối hợp với các ngành liên quan tăng cường công tác quản lý về đầu tư, môi trường và lao động tại các KCN, KKT; Phối hợp các ngành chức năng tham gia kiểm tra thực thi Bộ Luật lao động các doanh nghiệp đặc biệt xử lý nghiêm các doanh nghiệp thường xuyên vi phạm pháp luật lao động; Phối hợp với các đơn vị có liên quan về kiểm tra ANTT, PCCC; Phối hợp với Công đoàn KCN tiếp tục vận động doanh nghiệp thành lập công đoàn cơ sở và nắm tình hình diễn biến lao động.
Tiếp tục đẩy mạnh phát triển các KCN, KKTCK trên địa bàn tỉnh theo hướng phát triển bền vững, cải thiện môi trường đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư, đảm bảo môi trường tại các khu công nghiệp, KKTCK được kiểm soát chặt chẽ. BQL tập trung vào các giải pháp chính:
- Tập trung hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng và hạ tầng xã hội trong và ngoài hàng rào KCN, KKTCK để đáp ứng nhu cầu phục vụ hiện tại và tính đến khả năng phục vụ lâu dài trong tương lai như: hiện đại hoá hệ thống cung cấp điện, nước, thông tin, giao thông; xử lý chất thải, nước thải; nhà ở và các công trình dịch vụ, các điểm vui chơi giải trí, văn hoá xã hội; trường mầm non.
- Tập trung thu hút các ngành công nghiệp phụ trợ, dịch vụ hỗ trợ để phát triển ngành công nghiệp khác, các dự án có hàm lượng kỹ thuật khá, thân thiện với môi trường và đào tạo nguồn nhân lực. Hạn chế thu hút các dự án công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường, sử dụng nhiều lao động.
- Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư bằng nhiều hình thức, nhiều kênh quảng bá thông tin, hình ảnh đến các nhà đầu tư như báo, đài, hội chợ, hội thảo, website, các cơ quan ngoại giao như đại sứ quán, lãnh sự quán, các tổ chức xúc tiến đầu tư.
- BQL cần được ủy quyền và chịu trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý môi trường trong KCN, KKT và triển khai các quy định bảo vệ môi trường liên quan.
Các tin khác: