Chi tiết hỏi đáp:
Câu hỏi Câu hỏi: Phép năm trong thời gian thai sản!
Fullname: Công ty TNHH Nifco Việt Nam | Điện thoại: 066.3897451 | Email: phuonghuynh112@yahoo.com | Thời gian: 12/01/2015
Nội dung: Tôi đại diện Công ty Nifco xin có câu hỏi như sau:

Công ty tôi là 1 chi nhánh con của tập đòan NifcoNhật Bản, lịch làm việc của công ty cũng theo công ty mẹ tại Hàn Quốc. Chúngtôi thường có 1 đợt nghỉ hè dài vào tháng 7-8 hàng năm từ 1 tuần đến 10 ngày(theo tình hình sản xuất). Vì thế, công ty thường thỏa thuận lịch làm việc vànghỉ phép năm hàng năm (Điều 111 BLLĐ) với người lao động, và những ngày nghỉTết, nghỉ hè cty chúng tôi thường sắp xếp cho NLĐ nghỉ phép năm tậptrung.

Trong thời gian nghỉ hè (sử dụng phép năm) 10 ngàynày, có 1 vài cá nhân nghỉ thai sản 6 tháng theo điều 157 của BLLĐ và mục 2chương III của Luật Bảo hiểm. Sau khi hết thời gian thai sản, cá nhân này quaytrở lại làm việc. Công ty có thanh toán 10 ngày nghỉ phép năm (nghỉ hè) trong thời gian thai sản chocá nhân này không? Có ý kiến cho rằng 10 ngày phép năm này đã được bảo hiểm chitrả trong thời gian thai sản là 6 tháng rồi vì thế cá nhân này không được thanh toán 10 ngày phép năm kia và thực tế cá nhân này không có làm việc nên cũng không có phép năm. Cũng như trong thời gian thai sản mà cha / mẹ cá nhân này mất, công ty cũng không chi trả 3 ngày công cho cá nhân này, do 3 ngày đã đượcbảo hiểm chi trả.

Mong Ban Quản lý hồi âm  sớm để phía công ty đượcrõ. Xin cảm ơn!

Trả lời Trả lời
Thời gian: 19/01/2015
Nội dung:

Theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Điều 111 Bộ luật lao động thì

1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

2. Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động.

Do vậy, “phép năm” theo trình bày của công ty chiếu theo quy định pháp luật được gọi là ngày nghỉ hàng năm.

          Đồng thời tại Điều 6 Nghị Định 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 thì thời gian nghỉ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội là thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm.

          Ngoài ra, theo quy định tại Luật Bảo Hiểm Xã Hội thì thời gian hưởng chế độ thai sản “tính cả ngày  lễ, ngày Tết, ngày nghỉ hàng tuần” không có quy định cho ngày nghỉ hàng năm

Do vậy, trên cơ sở các quy định vừa nêu, thời gian nghỉ hàng năm đối với lao động nữ đang nghỉ thai sản vẫn được giải quyết theo quy định pháp luật.

Các câu hỏi khác:

Đăng nhập

Tên đăng nhập:
Mật khẩu:

Đổi mật khẩu

Mật khẩu cũ:
Mật khẩu mới:
Nhập lại mật khẩu mới: