Thứ Ba | 05 | 05 | 2020 | (GMT+7)Văn bản lĩnh vực tài nguyên và môi trường hiệu lực trong tháng 5/2020
Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản; Quyết định 09/2020/QĐ-TTg ban hành Quy chế ứng phó sự cố chất thải là những văn bản mới có hiệu lực thi hành từ tháng 5/2020.
1. Quyết định 09/2020/QĐ-TTg.
Ngày 18/3/2020, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 09/2020/QĐ-TTg ban hành Quy chế ứng phó sự cố chất thải và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/5/2020.
Quy chế được ban hành kèm theo Quyết định 09/2020/QĐ-TTg có 6 Chương với 24 Điều, được áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ sở xử lý chất thải (sau đây viết tắt là cơ sở) và tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động ứng phó sự cố chất thảiquy định ứng phó sự cố chất thải (nước thải, khí thải, chất thải rắn), bao gồm: chuẩn bị ứng phó sự cố; tổ chức ứng phó sự cố; cải tạo, phục hồi môi trường sau sự cố; cơ chế tài chính và sự tham gia của cộng đồng trong ứng phó sự cố và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
Về trách nhiệm xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải được quy định tại Điều 5 của Quy chế. Theo đó, các Cơ sở thuộc đối tượng phải lập hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường quy định tại Phụ lục II Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường phải lập kế hoạch ứng phó sự cố chất thải.
Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố phải có trách nhiệm cải tạo, phục hồi môi trường hoặc chi trả kinh phí cho công tác cải tạo, phục hồi môi trường theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Các cơ sở sản xuất có trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố chất thải của cơ sở mình; công khai thông tin cho cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan về khối lượng, tính chất của chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
2. Nghị định 36/2020/NĐ-CP
Từ ngày 10/5/2020, Nghị định số 36/2020/NĐ-CP quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản sẽ có hiệu lực thi hành. So với Nghị định trước đây, Nghị định 36/2020/NĐ-CP có những nội dung đáng chú ý như sau:
- Quy định Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm “Thi công trám lấp giếng khoan khai thác nước dưới đất có đường kính ống chống hoặc ống vách lớn hơn 60 mm hoặc chiều sâu từ 30 m trở lên không có giấy phép hành nghề khoan” (Điểm d Khoản 4 Điều 11);
- Các đơn vị trám lấp giếng khoan có đường kính ống chống hoặc ống vách lớn hơn 60 mm hoặc chiều sâu từ 30 m trở lên không có giấy phép hành nghề khoan sẽ bị phạt tiền lên đến 30 triệu đồng.
- Nghị định số 36 quy định tăng mức xử phạt từ từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng lên từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các hành vi quy định tại Khoản 1 Điều 21 về vi phạm quy định của giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.
- Bổ sung thêm hành vi xử phạt nếu “Không thông báo thời gian, địa điểm thực hiện thi công trám lấp giếng đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.” (Điểm d Khoản 1 Điều 22 về vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn nước);
- Bổ sung Điều 22 với nội dung “Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công trình khai thác nước và các cơ quan liên quan xác định ranh giới phạm vi của vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình trên thực địa sau khi được phê duyệt và công bố.”
- Bổ sung Khoản 6 Điều 25 Nghị định số 36 về Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: a) Kè bờ, gia cố bờ sông, nạo vét, khơi thông luồng để mở mới luồng, tuyến giao thông thủy nội địa, xây dựng công trình thủy, khai thác cát, sỏi và các khoáng sản khác trên sông, hồ không đúng phương án thực hiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận gây sạt, lở lòng, bờ, bãi sông hoặc gây ngập úng nặng vùng đất ven sông; b) Sử dụng phần diện tích lấn sông không đúng mục đích được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
- Bổ sung thêm nội dung quy định Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: d) Không nộp hồ sơ tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định;đ) Không nộp hồ sơ điều chỉnh tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước trong trường hợp phải điều chỉnh theo quy định; e) Không nộp hồ sơ điều chỉnh, cấp lại giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong trường hợp phải điều chỉnh, cấp lại theo quy định.(Bổ sung điểm d, đ, e Khoản 6 Điều 29).
Các tin khác: