Thứ Hai | 24 | 06 | 2024 | (GMT+7)Quy định mới về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
Ngày 10/6/2024, UBND tỉnh Tây Ninh ban hành Quyết định số 19/2024/QĐ-UBND ban hành Quy định quản lý chất thải rắn sinh hoạt, y tế và các chất ô nhiễm liên quan đến vấn đề bệnh tật, sức khỏe con người trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Quy định quản lý chất thải rắn sinh hoạt, y tế và các chất ô nhiễm liên quan đến vấn đề bệnh tật, sức khỏe con người trên địa tỉnh theo Quyết định số 19/2024/QĐ-UBND bao gồm 22 Điều với 3 Chương, quy định về hoạt động phân loại, lưu giữ, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt, y tế và các chất ô nhiễm liên quan đến vấn đề về bệnh tật, sức khỏe con người trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, trong đó quy định về quản lý chất thải sinh hoạt được quy định tại mục 1, Chương 2 ( từ Điều 9 đến Điều 15).
Tại khoản 1 Điều 9, quy định về phân loại, lưu giữ tạm thời chất thải rắn sinh hoạt. Chất thải rắn sinh hoạt phải đượ phân loại tại nguồn phù hợp với mục đích quản lý, xử lý theo 03 nhóm: (i) Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; (ii) Chất thải thực phẩm; (iii) Chất thải rắn sinh hoạt khác. Đối với chất thải hoạt sinh hoạt khác, được tiếp tục phân loại thành: (a) Chất thải rắn sinh hoạt không có khả năng tái sử dụng, tái chế như giấy vệ sinh, khẩu trang, tả, vải sợi, đầu lọc thuốc lá, đồm gồm, thủy tinh vỡ; (b) Chất thải rắn sinh hoạt nguy hại bao gồm: pinawcs quy, bóng đèn huỳnh quang hỏng, nhiết kế vỡ và (c) Chất thải rắn sinh hoạt cồng kềnh bao gồm các loại chất thải rắn sinh hoạt có kích thước lớn như tủ, giường, nệm, bàn, ghế salon, tranh, gốc cây, thân cây, cành cây to.
Quy định về xử lý chất thải rắn sinh hoạt được quy định tại Điều 11, trong đó đối với chất thải rắn sinh hoạt có khả năng tái sử dụng, tái chế: các hộ gia đình, cán nhân giảm thiểu, thu gom, phân loại riêng để chuyển giao cho các tổ chức, cá nhân thu mua phế liệu, cơ sở tái chế nhựa để tái chế, tái sử dụng hoặc chuyển giao cho đơn vị có khả năng xử lý theo quy định. Chất thải rắn sinh hoạt thực phẩm: tùy theo điều kiện của từng hộ gia đinh, đối với gia đình có vườn rộng được tự xử lý tại hộ gia đình như ủ làm phân bón hoặc tận dụng làm thức ăn chăn nuôi, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. Đối với những nơi không có điều kiện tự xử lý, hộ gia đình thu gom riêng và chuyển giao cho đơn vị vận chuyển để về nơi xử lý theo quy hoạch của tỉnh. Trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt khác, chất thải rắn sinh hoạt không có khả năng tái chế, chất thải rắn sinh hoạt cồng kềnh các hộ gia đình, cá nhân hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý; Chất thải rắn sinh hoạt nguy hại: các hộ gia đình, cá nhận hợp đồng với đơn vị có chức năng vận chuyển xử lý chất thải nguy hại theo quy định.
Quyết định số 19/2024/QĐ-UBND có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/6/2024 và thay thế Quyết định số 16/2021/QĐ-UBND (đính kèm).
Các tin khác: